1
Bạn cần hỗ trợ?
Tổng đài hỗ trợ
(0228) 3 859 558
Giờ khám: 07:00 - 18:00
139 đường Đặng Xuân Bảng, Nam Phong,
TP. Nam Định

Điều bạn cần biết về đái tháo đường “kẻ giết người thầm lặng”?

Bệnh tiến triển dần dần nhưng hậu quả rất trầm trọng với các biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa, tổn thương bàn chân, hoại tử chi có thể phải cắt cụt chi và cứ 8 giây lại có một người chết vì nó.

  1. Một đại dịch toàn cầu của thế kỷ 21?

– Với 415 triệu người mắc bệnh; riêng Việt Nam đã có 3,5 triệu người bệnh.
– Thành Phố Hồ Chí Minh – ½ dân số bị đái tháo đường và tiền đái tháo đường (còn gọi là rối loạn đường huyết lúc đói, hay rối loạn dung nạp glucose hoặc kháng insulin) – biểu hiện đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ xác định đã mắc đái tháo đường (cảnh báo: 10% – 23% số người này sẽ bị đái tháo đường loại 2 sau 5 năm).

  1. Phát triển với tốc độ nhanh nhất?

– Trong 20 năm (2010 – 2030), tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới tăng 54%.
– Chỉ cần 10 năm (2005 – 2015) số người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường tăng tới 200%.

  1. Nguy hiểm hơn nữa?

– Có tới 50% bệnh nhân ở các nước công nghiệp và 64% người bệnh Việt Nam không biết mình mắc bệnh.

  1. Chi phí rất tốn kém?

– Ở Hoa Kỳ chi phí cho người bệnh ước tính 245 tỷ USD (bao gồm: 176 tỷ USD cho chi phí y khoa trực tiếp và 69 tỷ USD cho việc sản xuất bị suy giảm). Mỗi bệnh nhân phải gánh chịu những phí tổn về y tế chừng 13.700 USD mỗi năm, nghĩa là chi phí gấp 2 – 3 lần người không bị đái tháo đường.

  1. Những ai dễ mắc bệnh này?

Ai cũng có thể mắc bệnh, có 3 thể bệnh sau đây:

  Đái tháo đường loại 1, chiếm 10% – 15% số người bệnh mắc đái tháo đường, do gene bệnh hay do bệnh lý tự miễn hủy diệt tế bào beta khiến tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin, làm cho chuyển hóa đường glucose bị rối loạn.

  Đái tháo đường loại 2, phổ biến hơn (chiếm 85% – 90% người bị đái tháo đường) chủ yếu do lối sống tĩnh tại, ăn uống không cân đối,… làm cho insulin tuy có được bài tiết nhưng hoạt động của nó không đạt hiệu quả như cơ thể mong muốn gây nên những rối loạn chuyển hóa đường glucose. Ngày nay loại này không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, xu hướng “trẻ hóa”đang gia tăng nên không ít thanh thiếu niên mắc đái tháo đường loại 2. Tuy nhiên, cần lưu ý nhóm người có nguy cơ cao sau đây:

+ Trên 45 tuổi;

+ Gia đìng có người bị đái tháo đường;

+ Thừa cân,béo phì;

+ Cao huyết áp;

+ Mỡ máu cao;

+ Hút thuốc lá;

+ Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ lúc mang thai;

+ Sinh con trên 4 kg;

+ Phụ nữ có đa nang buồng trứng.

  Đái tháo đường thai kỳ gặp ở phụ nữ mang thai, do nhau thai sản sinh các hormone giúp thai tăng trưởng và phát triển nhưng các hormone này lại gây rối loạn hoạt động insulin của người mẹ, làm xuất hiện tình trạng đề kháng insulin gây nên loại đái tháo đường thai kỳ. Loại này thường hết sau khi sinh nhưng sau vài năm có thể mang bệnh đái tháo đường thật sự, nhất là thai phụ trên 30 tuổi, thừa cân, béo phì và trong gia đình có người bị đái tháo đường loại 2.